Hòa cùng xu thế của thế giới, hiện nay quy định pháp luật Việt Nam được xây dựng dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững.
Để vượt qua những rào cản về mặt pháp lý có liên quan đến yếu tố môi trường, doanh nghiệp nên chủ động thay đổi mô hình kinh doanh, cân bằng giữa mục tiêu lợi nhuận và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Chính phủ ủng hộ việc phát triển bền vững
Là một trong những thành viên chủ chốt của Liên Hợp Quốc, Việt Nam luôn “xông xáo” trong những dự án mới. Hiện nay, Việt Nam đã thành công lồng ghép 17/115 mục tiêu vào các quy định pháp luật. Trong 5 năm sắp tới, Chính phủ sẽ thực hiện lồng ghép các mục tiêu còn lại.
Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong mục tiêu phát triển bền vững
Mặc dù đã chủ động triển khai các nguyên tắc phát triển bền vững, Việt Nam vẫn đang “tụt hậu” so với nhiều nước trong khu vực. Nguyên nhân chính là bởi vì Việt Nam có nguồn lực tài chính tương đối hạn hẹp.
Thêm vào đó, trong những năm gần đây, dịch bệnh COVID hoành hoành khắp nơi gây ảnh hưởng đến kinh tế và làm giảm thu ngân sách.
Khi kinh tế được phục hồi là thời điểm nhiều chính sách mới ra đời
Nền hành chính công của Việt Nam được tổ chức theo cơ chế đa cấp bậc. Hơn thế nữa, các bộ, ngành lại hoạt động tương đối độc lập với nhau. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc triển khai chính sách phát triển bền vững.
Dựa vào thực tiễn kể trên, l-psd.org dự báo rằng, trong thời gian tới nền hành chính công Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ tái cơ cấu. Theo đó, các quy định pháp luật nói chung và bảo vệ môi trường nói riêng sẽ không ngừng được cập nhật mới.